Y tế từ xa – Telemedicine

Telemedicine là khái niệm được dùng nhằm mô tả việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho các bệnh nhân từ xa thông qua việc sử dụng công nghệ thông tin. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở đây có thể bao gồm cả chẩn đoán và điều trị, cung cấp thuốc men, tư vấn, dự phòng và phục hồi, bảo hiểm y tế, giảng dạy, nghiên cứu…

Để chẩn đoán cho một bệnh nhân, bác sĩ cần thông tin về bệnh sử, các xét nghiệm như: xét nghiệm huyết học, sinh hoá, vi sinh, tế bào…, thông tin về chẩn đoán chức năng (điện tim ECG, điện não EEG, hô hấp…), thông tin về hình ảnh (X-quang, siêu âm, chụp cắt lớp – CT scanner, cộng hưởng từ – MRI…). Hãy tưởng tượng, một bác sĩ đang ngồi trong phòng làm việc của mình khám cho một bệnh nhân từ xa –chỉ cần một cái nhấp chuột là có thể nhận đầy đủ các thông tin về bệnh nhân- đó chính là những kh ả năng mà Y học Từ Xa(Telemedicine) mang lại.

Việc kết nối mạng các trung tâm y tế, bệnh viện giúp tăng cường khả năng khai thác tài nguyên chung trong lĩnh vực y tế: thiết bị, chuyên gia, dữ liệu…. Từ đó hình thành khả năng chẩn đoán hình ảnh từ xa (Teleradiology), tư vấn từ xa (Teleconsulting), hội chẩn từ xa (Telediagnostics, video-conferencing)… Những dịch vụ mở rộng trên nền tảng đó cho phép khi có nhu cầu -về nguyên tắc- bệnh nhân có thể được chăm sóc bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào – đó chính là tính ưu việt của Y học từ xa.

Trong những năm gần đây, Việt Nam đang đối mặt với thách thức về quá tải tại các bệnh viện, thiếu hụt các y bác sỹ chăm sóc sức khỏe có tay nghề cao. Vì vậy, các cán bộ bệnh viện đã phải đối phó với sự kiệt sức, căng thẳng vượt quá năng lực, cũng như sự khan hiếm nguồn lực tài nguyên nói chung. Đề án Bệnh viện vệ tinh đã được Bộ Y tế triển khai nhưng lĩnh vực Telemedicine vẫn chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến hiệu quả giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên vẫn chưa cao.

Những tháng đầu năm 2020, Việt Nam và thế giới đang chứng kiến đại dịch Covid-19 bùng phát, ảnh hưởng nặng nề đến đời sống xã hội và kinh tế toàn cầu. Trong khi các bác sỹ tuyến đầu vừa là người trực tiếp điều trị vừa là hàng phòng thủ quan trọng chống dịch thì thực tế là họ là người có rủi ro cao nhất bị dịch bệnh tấn công. Đã có nhiều bác sỹ tại các bệnh viện tại Mỹ, Châu Âu và cả Việt Nam bị nhiệm bệnh, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống y tế và hoang mang trong xã hội, nguy cơ mất kiểm soát tình hình khi mà phòng tuyến quan trọng nhất bị sụp đổ.

Hơn lúc nào hết Telemedine đang cho thấy hiệu quả trong việc khám chữa bệnh trong điều kiện dãn cách xã hội, và chắc chắn khi đại dịch qua đi, Telemedicine sẽ là một xu thế phát triển quan trọng của ngành y trong tương lai.

Đội ngũ VTECHCOM có kinh nghiệm và năng lực hàng đầu về lĩnh vực Telemedicine với gần 10 năm triển khai cho nhiều bệnh viện lớn, kết nối các khu vực của Việt Nam và các các nước trong khu vực. Chúng tôi sẵn sàng cùng bạn để xây dựng một hệ thống cung cấp các dịch vụ y tế từ xa hoàn hảo với nguồn lực phù hợp. Truy cập telemedicinvietnam.vn để biết thêm chi tiết.